Giới chuyên môn dự đoán, giông lốc năm nay sẽ xảy ra sớm hơn mọi năm. Các biện pháp chống giông lốc nên được thực hiện ngay từ bây giờ để giảm thiểu tối đa các thiệt hại.
Người dân tỉnh Hậu Giang nói riêng và toàn khu vực miền Tây Nam bộ nói chung không còn xa lạ với các trận giông lốc xảy ra hàng năm. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, năm 2021, lốc xoáy làm sập 15 căn nhà, tốc mái 65 căn, gây ra thiệt hại gần 3 tỉ đồng. Riêng trong năm nay, tính từ đầu năm tới giờ, giông lốc đã làm sập 6 căn nhà, tốc mái 23 căn và thiệt hại ước tính khoảng 173 triệu đồng.
NỘI DUNG CHÍNH
Tình hình giông bão năm 2022
Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông trong năm nay có khả năng cấp xỉ mức trung bình nhiều năm. Nghĩa là sẽ có khoảng 11 – 13 cơn bão. Trong đó, có 4 – 5 cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và 2 – 3 cơn bão ảnh hưởng đến Nam bộ, được dự đoán sẽ diễn ra vào các tháng cuối mùa mưa (tháng 10, 11 và 12).
Tại Hậu Giang, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Năm 2022, dự đoán lượng mưa sẽ dao động từ 1.250 – 1.450mm. Đi kèm với mưa thường là giông lốc cường độ lớn cục bộ, xảy ra nhiều nơi và xuất hiện các hiện tượng nguy hiểm như sét.
Ông Trần Thanh Toàn – Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết: Mùa mưa năm nay sẽ đến sớm hơn mọi năm. Mưa sẽ đi kèm với giông lốc và sấm sét. Vì vậy, người dân cần cập nhật dự báo thời tiết thường xuyên và ngay từ bây giờ cần có các biện pháp phòng chống hợp lý.
Cách phòng chống thiệt hại do giông lốc
Theo ông Toàn, người dân cần chủ động chằng chống nhà cửa, kiểm tra đê bao, ô bao để gia cố sớm. Đồng thời, chuẩn bị sẵn máy bơm để tháo nước trong trường hợp mưa lớn, tránh để tình trạng ngập úng kéo dài. Song song với đó, về sản xuất, người dân cần tuân thủ đúng lịch khuyến cáo của giới chuyên môn để giảm thiểu thiệt hại.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai Và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan trước hiện tượng giông lốc. Ngoài ra, cần cẩn thận với sét và có các biện pháp phòng tránh sét như là không đi ra ngoài khi có sét, tránh xa các đồ dùng kim loại, không trú ẩn dưới các tán cây lớn,…
Đối với nhà cửa, cần chằng chống nhà, giảm thiếu tốc mái bằng cách sử dụng bao cát, thanh nẹp và cây gỗ,… để hạn chế tối đa tình trạng tốc mái gây ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng.
Đồng hành với quá trình chống giông lốc của người dân, các địa phương đã bố trị sẵn các đội xung kích để sẵn sàng ứng phó khi thời tiết diễn biến xấu. Đội xung kích được trang bị kiến thức chuyên môn để kịp thời xử lý nhanh, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Châu Thành, Châu Thành A, Tp. Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp là 4 địa phương thường xuyên xảy ra sạt lỡ khi giông bão đến. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hiện đang khẩn trương rà soát, kiểm tra những khu vực có nguy cơ sạt lở cao để cắm biển cảnh báo. Đồng thời, nơi nào có nhà ở thì vận động người dân di dời để tránh những thiệt hại về người và của do giông bão gây nên.
Xem thêm: